Lộ diện “Cỗ máy kiếm tiền” Dell Precision 3650 Tower dành cho dân chuyên nghiệp
Nhu cầu về những chiếc máy tính trạm chuyên biệt phục vụ cho những tác vụ nặng của dân thiết kế đồ họa, dựng phim chuyên nghiệp và giới kỹ thuật cơ khí ngày càng hiện hữu và tăng cao. Song hành cùng sự phát triển của công nghệ cùng với đời sống là sự thăng cấp của nhu cầu kỹ thuật đáp ứng các tác vụ kỹ nghệ cao như: xử lý tính toán chuyên sâu trong ngành tài chính ngân hàng và mô phỏng 3D trong y tế…
Một chiếc máy trạm với độ bền bỉ, tính ổn định tốt – sẵn sàng mang đến những trải nghiệm xử lý thao tác chuyên biệt mượt mà sẽ là “cỗ máy kiếm tiền” mà nhiều người đang tìm kiếm.
DELL - chưa bao giờ là cái tên khiến người dùng thất vọng. Phiên bản mới nhất dòng máy trạm “Workstation” T3000 Dell vừa ra mắt với tên gọi Precision 3650 Tower sử dụng chip thế hệ thứ 11 hứa hẹn là “đáng đồng tiền bát gạo” cho dân chuyên nghiệp.
Thiết kế sang trọng, khoa học
Precision 3650 Tower mang màu sắc đen huyền bí chủ đạo, logo Dell mạ kim loại sắc nét, toát lên tổng thể sang trọng và lịch lãm quen thuộc của dòng máy trạm.
Chiếm phần lớn diện tích mặt trước của máy là phần khung lưới thiết kế dạng tổ ong cho hoạt động tản nhiệt tối đa, đem lại sự thông thoáng cần thiết khi tải nặng, đảm bảo máy hoạt động liên tục vẫn trơn tru và giữ cho linh kiện bên trong được bền bỉ theo thời gian.
Không có nhiều thay đổi trong thiết kế, bởi vốn dĩ đây đã là một thiết kế tối ưu nhất từ trước tới nay. T3650 vẫn là chiếc máy trạm nhỏ gọn theo xu hướng tối giản giúp tiết kiệm không gian, ưu tiên bố trí khoa học những phần cứng thiết yếu như các cổng kết nối phổ biến USB, type-C, ổ đĩa đọc dữ liệu phục vụ công việc. Một điểm cộng nữa là thiết kế hai lẫy khoá gạt trên các dòng máy trạm workstation đồng bộ của Dell giúp mở thùng máy đơn giản, lắp đặt nhẹ nhàng mà không cần ốc vít.
Cấu hình mạnh mẽ, chuyên biệt cho từng công việc
Sở hữu cấu hình ấn tượng với hai tùy chọn vi xử lý Intel Core i lên đến i9 thế hệ thứ 11 mới nhất và Intel Xeon W-1300 Series chuyên dụng cho máy trạm cùng nhiều lựa chọn về card đồ họa từ các dòng cơ bản đến cao cấp của AMD và NVIDIA. Cấu hình “build” chuyên biệt hướng đến khách hàng làm việc chuyên nghiệp yêu cầu tác vụ nặng về tính toán và xử lý đồ họa.
Vậy mục đích của nhà sản xuất khi đưa ra hai tuỳ chọn CPU là gì? Câu trả lời đó là tối ưu hiệu suất phù hợp cho từng nhu cầu và loại hình công việc, từ đó tối ưu về chi phí đầu tư của người dùng.
Điều đầu tiên chúng ta khẳng định rằng, sử dụng “Workstation” đúng theo tên gọi của nó là để làm việc, hay chính xác hơn là dùng cho công việc kiếm ra tiền, đó là sự khác biệt giữa máy trạm với máy tính PC thông thường. Những công việc đó có thể là thiết kế đồ hoạ, kiến trúc xây dựng, dựng phim ảnh chuyên nghiệp, mô phỏng 2D-3D, ...
Dù là công việc gì thì bạn cũng sẽ cần quan tâm CPU có đáp ứng được nhu cầu của mình không? Nếu bạn ưu tiên tốc độ và xung nhịp thì có thể chọn Core i, cụ thể trên T3650 là i7-11700. Với con chip “khủng long” này thì mọi tác vụ nặng không phải là thử thách khó khăn. Ví dụ đối với render cho trải nghiệm cực nhanh và mượt, giúp tiết kiệm tối đa thời gian. Vì là con chip mới nhất và cực kỳ mạnh mẽ, nên cấu hình này cũng có giá thành cao hơn dòng workstation phổ thông. Người dùng có thể tham khảo một số cấu hình lựa chọn gồm CPU Core i7-11700 đi kèm card đồ hoạ Nvidia Quadro P620, P1000, P2200 có giá tham khảo từ khoảng 30 triệu đến hơn 40 triệu đồng. Riêng với phiên bản P1000 có tích hợp sẵn Windows 10 Pro English.
Như đã nói ở trên, nếu nhu cầu của bạn ưu tiên tiết kiệm thời gian và tốc độ nhanh thì Core i sẽ tối ưu. Tuy nhiên, trong một số công việc đặc thù như dựng phim trên Premiere Pro với dung lượng dữ liệu hàng chục TB thì CPU Xeon W chuyên dụng cho workstation có lẽ là đáng cân nhắc. Mặc dù Xeon cho tốc độ chậm hơn, nhưng khi máy phải render hàng chục tiếng đồng hồ thì Xeon cho độ ổn định và an toàn dữ liệu đảm bảo hơn, tránh hiện tượng giật “lag”. Để đầu tư cho cỗ máy workstation mục đích làm việc kiếm tiền, chắc hẳn bạn sẽ ưu tiên việc kiểm soát an toàn dữ liệu và đảm bảo deadline. Intel Xeon là con chip đáng tin cậy trong trường hợp này. Cấu hình CPU Xeon W-1350 đi kèm hai lựa chọn về card đồ hoạ là Intel Integrated Graphics hoặc Nvidia Quadro P620 giúp người dùng tối ưu chi phí theo nhu cầu, giá tham khảo từ 25 triệu đến gần 29 triệu đồng.
Precision 3650 Tower đang được cung cấp chính hãng bởi SIÊU VIỆT tại website sieuviet.vn
Kết luận
Cuối cùng thì tiêu chí cho một công cụ kiếm tiền - workstation vẫn là độ an toàn, đủ nhanh, dễ dàng nâng cấp, đáp ứng công việc chuyên nghiệp, chạy thời gian dài ổn định và đương nhiên đảm bảo “deadline”. Dell Precision 3650 Tower với những cấu hình linh hoạt cho từng tác vụ và chi phí đầu tư, người dùng có thể dễ dàng lựa chọn sản phẩm thiết thực theo nhu cầu công việc. Sản phẩm được bảo hành chính hãng 3 năm Pro Support với gói Next Business Day Onsite Service.
- [SAMSUNG] [NEW] SAMSUNG D400 SERIES - TÁI KHẲNG ĐỊNH XU HƯỚNG MÀN HÌNH
- HỘI THẢO “CÔNG NGHỆ AI - MỞ KHÓA TƯƠNG LAI” KHÁM PHÁ KỶ NGUYÊN CÔNG NGHỆ MỚI CÙNG SIÊU VIỆT VÀ DELL TECHNOLOGIES
- Những thành phần chính của máy chủ AI, thành phần nào quan trọng nhất
- Màn hình Lenovo Think Vision S27i-30
- GIẢI PICKLEBALL SIÊU VIỆT MỞ RỘNG LẦN 2 - HÀNH TRÌNH TỎA SÁNG CỦA NHỮNG NGÔI SAO NGÀNH IT
- Lenovo làm mới máy trạm ThinkStation
- Giới thiệu máy chủ HPE DL20 Gen11
- ASUS ExpertBook P1 Laptop văn phòng quốc dân
- SIÊU VIỆT PHÂN PHỐI FULL MODEL CỦA SẢN PHẨM ASUS NUC
- Máy in đa chức năng PANTUM M6505