Top 10 Laptop Workstation tốt nhất hiện nay
Nếu bạn đang phân vân chưa biết lựa chọn laptop Workstation nào phù hợp với nhuwxg tiêu chí mình đề ra thì bạn có thể tham khảo 10 laptop dưới đây để có được cho mình lựa chọn tốt nhất.
1. Máy trạm Dell Precision 5530 – Workstation laptop tốt nhất hiện nay
Dell Precision 5530 là một chiếc laptop có thiết kế mỏng nhẹ với thông số kĩ thuật vượt trội:
Thông số kĩ thuật:
- Vi xử lý: Intel Core i7 8850H, 2.6GHz-4.3GHz/9MB/6 nhân/12 luồng
- Màn hình: 15.6″ FHD IPS (1920×1080) chống chói, Touch, Prem Panel Guar, 100% Color Gamut
- RAM: 32GB DDR4 bus 2666 MHz (Nâng cấp tối đa 64GB)
- Card đồ họa: Nvidia Quadro P2000 4GB
- Lưu trữ: 512GB m.2 NVMe
- Pin: 57 WHr
- Kết nối chính: 2 x USB-A, 1 x USB-C, SD Card slot
- Hệ điều hành: Windows 10 bản quyền
Tuy giá của Máy trạm Dell Precision 5530 cao hơn so với những dòng máy trạm khác nhưng bù lại máy lại sở hữu những ưu điểm vượt trội hơn hẳn mà bạn có thể cảm nhận khi sử dụng như:
- Đồ họa Nvidia Quadro khủng.
- Màn hình cảm ứng 4K siêu đẹp, nét, góc nhìn rộng cùng độ chính xác màu cao.
- Bàn phím ThinkPad cổ điển đẹp mắt, thuận tiện sử dụng.
- Thiết kế thọn gọn, nhẹ nhàng dễ dàng mang theo khi di chuyển.
- Hình ảnh sang trọng, bắt mắt.
- Vỏ máy có chất lượng tốt, bền và tạo cảm giác chắc chắn
- Hiệu năng máy mạnh, đáp ứng nhu cầu sử dụng những công việc thiết kế nặng của người dùng.
- Hệ thống tản nhiệt bố trí tốt, máy không bị quá nóng khi xử lý các tác vụ nặng.
Song máy trạm Dell Precision 5530 cũng còn có một số yếu tố chưa được hoàn thiện như: không sử dụng được vị trí webcam, không có nút giữa (hay bất kỳ nút nào) trên bàn di chuột và chỉ có một cổng Thunderbolt 3. Tuy máy vẫn có những hạn chế như vậy nhưng đây vẫn là một máy trạm chất lượng mà bạn không nên bỏ qua.
Giá tham khảo: khoảng 34 triệu đồng
2. Máy trạm Lenovo ThinkPad P52 – Workstation laptop mạnh mẽ nhất
Workstation laptop Lenovo ThinkPad P52 phù hợp với những dự án phải chạy xuyên suốt thời gian dài. Bởi với bộ xử lí Intel Core i7-8750H, 6 nhân / 12 luồng, màn hình 15.6″ FHD IPS (1920 x 1080), chống chói giúp bảo vệ mắt cùng với đó là được trang bị bàn phím chất lượng hàng đầu. Đặc biệt, Lenovo ThinkPad P52 còn có khả năng xử lý tốt đồ họa 3D và rất thân thiện với người dùng. Tuy nhiên máy có nhược điểm khá nặng so với các dòng máy trạm khác cùng loại.
Một số thông số kĩ thuật của Máy trạm Lenovo ThinkPad P52:
- RAM: 8GB DDR4 bus 2666 MHz (Nâng cấp tối đa 128GB)
- Card đồ họa: NVIDIA Quadro P1000 4GB
- Lưu trữ: 1TB HDD (Nâng cấp tối đa 2TB)
- Pin: 90 WHr (Tuổi thọ khá ngắn)
- CPU: Intel® Core™ i7-8850H vPro Six cores (8M Cache, up to 4.30 GHz).
- Màn hình: 15.6 inch Anti-glare LED Backlit High Definition (Full HD 1920×1080).
Giá tham khảo: khoảng 32 triệu
3. Máy trạm MSI WS75 – Workstation laptop cấu hình khủng
MSI WS75 là Workstation laptop có màn hình lớn và nặng hơn 2 kg rưỡi. Được trang bị CPU tám lõi và đồ họa chuyên nghiệp mới nhất của Nvidia. Màn hình ở mức trung bình, nhưng toàn bộ Workstation laptop lại rất ấn tượng thu hút người dùng.
Ưu điểm:
- Mỏng và nhẹ hơn so sánh với các Workstation laptop 17,3 inch.
- CPU Core i9 tốc độ cao cùng đồ họa Quadro RTX.
- Tuổi thọ pin tốt.
- Nhiều cổng kết nối
Nhược điểm:
- So với các dòng máy khác thì nó khá nâng cấp.
- Màn hình chỉ ở mức 1080p.
- Bố trí bàn phím không hợp lý.
Giá tham khảo: khoảng 29 triệu đồng
4. Laptop Workstation Dell Precision 7730
Dell Precision 7730 có cấu hình cao là một máy trạm 17 inch lớn, mạnh mẽ được các chuyên gia thiết kế, sáng tạo nội dung VR hay các lĩnh vực kỹ thuật ưa chuộng sử dụng.
Ưu điểm
- Đồ họa Nvidia Quadro P5200 cao cấp
- Bộ xử lý Core i9
- Màn hình 4K
- Hai cổng Thunderbolt 3
Nhược điểm:
- Khá to và nặng hơn so với các dòng khác.
- Không được sang trọng như trên hình.
- Tuổi thọ pin ngắn.
Giá tham khảo: 40 triệu đồng
5. Laptop Workstation ZBook 15 G5
ZBook 15 G5 của HP là một máy trạm di động Workstation laptop rất mạnh mẽ, có cấu hình cực cao, sẵn sàng đáp ứng các công việc khó khăn nhất và sở hữu bộ dữ liệu lớn nhất.
Ưu điểm:
- Hexa core CPU.
- Hai lựa chọn: 1080p với bộ lọc riêng tư và 4K DreamColor
- Bàn phím tốt.
- Có khả năng nâng cấp cao
- Hai cổng Thunderbolt 3
- Âm thanh hoàn hảo.
Nhược điểm:
- Khá to và nặng.
- Màn hình riêng tư khá tối.
Cấu hình của HP Workstation laptop G5 :
- CPU: Intel Core i7-8750H (2.2GHz-4.1GHz/9MB/6nhân/12luồng)
- Đồ họa: NVIDIA Quadro P2000 4GB GDDR5
- RAM: 16GB DDR4 2666MHz
- Màn hình: 15.6″ (1920×1080)
- Lưu trữ: 256GB SSD SATA
- Pin: 4 cell 90Wh Pin liền , khối lượng: 2.6 kg
Laptop HP Workstation ZBook xứng danh là dòng laptop cao cấp, có hiệu năng tối ưu nhất từ trước đến nay. Rất phù hợp với những ai chuyên sử dụng đồ họa chuyên nghiệp, edit ảnh, render video, làm phim, thiết kế chuyên dụng,…
Giá tham khảo: Khoảng từ 30 triệu đồng.
6. Laptop Workstation ZBook 17 G5
Với những đặc điểm như: màn hình 4K DreamColor, sức mạnh Xeon sáu lõi cùng đồ họa Nvidia Quadro sẵn sàng VR là những nét nổi bật của dòng máy ZBook 17 G5 của HP, đây là một máy trạm di động khá khó sử dụng nhưng mạnh mẽ.
Ưu điểm:
- Có hiệu suất mạnh mẽ
- Màn hình 4K đẹp với bộ hiệu chỉnh màu.
- Âm thanh mạnh mẽ.
Nhược điểm:
- Khá to và nặng.
- Giá khá cao
- Tuổi thọ pin ngắn.
Giá tham khảo: từ 46 triệu trở lên, loại cao cấp nhất lên đến 72 triệu đồng.
7. Laptop workstation HP ZBook x2
HP ZBook x2 nặng và đắt tiền những bù lại máy lại có bộ tính năng mạnh mẽ mang đến cho người dùng thoải mái sáng tạo, thay thế hoàn toàn các dòng máy tính thông thường khác.
Ưu điểm:
- Kiểu dáng đẹp, tinh tế và chất lượng cao.
- Bàn phím thoải mái, dễ sử dụng
- Màn hình 4K bắt chước viết trên giấy.
- Bộ nhớ 32GB ấn tượng
Nhược điểm:
- Giá cao do cấu hình khủng
- Nặng.
Giá tham khảo: khoảng 79 triệu
8. Laptop Workstation ThinkPad P1
Lenovo Thinkpad P1 là lựa chọn tuyệt vời cho doanh nghiệp, và công việc đòi hỏi tác vụ cao, hiệu suất lớn. Máy tính có màn hình độ phân giải cao nhất. Nhưng điều đặc biệt hơn cả là khung máy mỏng, nhẹ, bền.
Ưu điểm:
- Công suất máy khá ổn với thiết kế nhẹ nhàng.
- Màn hình đẹp và bàn phím tuyệt vời.
- Hiệu suất sáu lõi mạnh mẽ.
- Có hai cổng USB Type-A và HDMI out, cùng với hai cổng Thunderbolt 3.
Nhược điểm:
- Chỉ có tuổi thọ pin trung bình
Giá tham khảo: khoảng 40 triệu
9. Workstation Laptop Lenovo ThinkPad P72
Workstation Laptop Lenovo ThinkPad P72 với sức mạnh Xeon sáu lõi và GPU Quadro di động hàng đầu của Nvidia nên nó được xem là một sự thay thế hoàn hảo cho máy tính trạm để bàn.
Ưu điểm:
- Đem lại hiệu suất làm việc cao.
- Màn hình 4K đẹp.
- Bàn phím cao cấp nhất
- Bộ ba nút đôi bàn di chuột và Trackpoint.
Hạn chế: Máy Workstation Laptop Lenovo ThinkPad P72 khá to và nặng.
Giá tham khảo: Dao động trên 50 triệu
10. Workstation Laptop ZBook Studio x360 G5
Tuy laptop workstation ZBook Studio x360 G5 của HP không phải là máy trạm di động nhanh nhất hay nhẹ nhất nhưng nó lại có thiết kế có tuyệt vời làm hài lòng những người dùng nó, đặc biệt dùng trong các bài thuyết trình hoặc dùng bút cảm ứng.
Ưu điểm:
- Có khả năng nâng cấp tốt.
- Màn hình cảm ứng 4K tuyệt đẹp.
- Hai cổng Thunderbolt 3
Nhược điểm:
- Khá cồng kềnh và nặng nề
- Không có nút trên bàn di chuột.
Giá tham khảo: Khoảng từ 40 triệu đồng.
Trên đây chúng tôi đã chia sẻ top 10 Workstation Laptop tốt nhất năm 2020 bạn có thể
Workstation Laptop là gì?
Workstation laptop hoặc bạn có thể gọi là máy trạm di động. Đây là dòng lapstop có hiệu năng ưu việt cấu hình cao, cao cấp hơn những dòng laptop thông thường khác. Chính vì vậy, các dòng máy laptop này chuyên dùng trong các mục đích xử lý đồ họa, các tác vụ nặng, chỉnh sửa hình ảnh, render video, 3D, mô phỏng thiết kế,…. hay các ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến.
Đặc biệt dòng workstation laptop sở hữu cấu hình mạnh mẽ với tốc độ xử lý tối ưu, đảm nhận cùng một lúc nhiều tác vụ nặng. Thêm nữa là khả năng lưu trữ khủng cùng vẻ thiết kế sang trọng và ấn tượng. Vì vậy được người dùng ưu ái lựa chọn sử dụng.
Đặc điểm của workstation laptop
Cấu hình mạnh mẽ: Máy workstation laptop được trang bị CPU Intel Xeon hoặc Intel Core đảm bảo tốc độ xử lý ổn định và nhanh chóng. Ngoài ra, nó còn có thể thực hiện được nhiều tác vụ trong cùng một thời điểm hay thực hiện những phép tính toán khổng lồ, mà vẫn đảm bảo hiệu suất hoạt động cao. Đặc biệt người dùng không cần lo lắng có tình trạng máy bị giật, bị lag hay hoạt động không ổn định xảy ra làm ảnh hưởng đến công việc.
Card đồ họa chuyên dụng: Đồ họa là một phần không thể thiếu cho một chiếc máy trạm workstation. Những dòng card phổ biến hiện nay có thể kể đến như: NVIDIA Quadro hoặc AMD Radeon Pro.Chúng mang đến trải nghiệm đồ họa sắc nét và sinh động nhất. Làm tăng tốc độ xử lý hình ảnh ở mức tối ưu. Đặc biệt, driver cũng được các nhà sản xuất cạp nhật, nâng cấp kèm theo card đồ họa. Từ đó, giúp cho quá trình làm việc của bạn đạt hiệu quả cao nhất.
Khả năng nâng cấp mạnh mẽ: Với dòng máy này bạn có thể nâng cấp RAM, nâng cấp ổ cứng SSD đơn giản và nhanh chóng cùng trang bị nhiều tính năng có thể dễ dàng thay thế. Khay thay thế ổ cứng thích ứng được với nhiều loại SSD mới, hiện đại.
- BỘ MINI PC ASUS NUC 14 ESSENTIAL RNUC14MNK97 - HIỆU NĂNG ĐỈNH CAO CHO MỌI NHU CẦU
- Lenovo ra mắt máy trạm tích hợp AI
- MÁY CHỦ HPE PROLIANT DL380 GEN11
- Thông báo lịch nghỉ Tết Nguyên Đán Xuân Ất Tỵ năm 2025 tại Siêu Việt
- KHÁM PHÁ THẾ GIỚI IN ẤN HIỆU QUẢ VỚI MÁY IN ĐƠN NĂNG PANTUM P3012D
- Màn hình LCD Cảm ứng Dell P2424HT – Trải nghiệm công việc và giải trí tuyệt vời với tính năng cảm ứng hiện đại
- THÔNG BÁO LỊCH NGHỈ TẾT DƯƠNG LỊCH 2025 TẠI CÔNG TY SIÊU VIỆT
- ROUTER HAY MODEM ???
- Mainboard ASUS PRIME H610M-K DDR4
- Màn hình chơi game bảo vệ mắt ASUS VY249HF-R – 24 inch